Sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là gì?

Thứ năm - 10/12/2020 22:18
Sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là gì?

Sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là gì?

Posted in: Kinh doanh on: January 2

Pháp luật hiện hành có nhiều quy định để hạn chế tình trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy, sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là gì?

Sở hữu chéo là gì?

Khái niệm sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2, Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.

Hiểu một cách đơn giản nhất về sở hữu chéo là là doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B và doanh nghiệp B cũng sở hữu doanh nghiệp A.

Tuy nhiên, đây chỉ là dạng sở hữu chéo cơ bản nhất; trên thực tế sở hữu chéo diễn ra rất phức tạp thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như:

– Sở hữu gián tiếp thông qua nhiều cá nhân, tổ chức trung gian:

Ví dụ: Doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B nhưng doanh nghiệp B không trực tiếp sở hữu doanh nghiệp A mà doanh nghiệp B lại sở hữu doanh nghiệp C, sau đó doanh nghiệp C mới trực tiếp sở hữu doanh nghiệp A.

Bên cạnh đó, còn tồn tại trường hợp sở chéo thông qua cá nhân trung gian là cổ đông lớn hoặc người có liên quan của doanh nghiệp.

– Sở hữu chéo thông qua mối quan hệ vay, tài trợ mà không phải là quan hệ sở hữu:

Trên thực tế, mối quan hệ này dẫn đến rất nhiều hệ quả. Ví dụ: sau khi đã vay vốn của ngân hàng, con nợ sử dụng chính nguồn tiền vay để mua cổ phiếu và thâu tóm ngân hàng là chủ nợ. Hậu quả dễ nhận thấy nhất là ngân hàng thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo của con nợ thì ngân hàng lại miễn giảm lãi, xóa nợ, thậm chí tiếp tục cho vay để con nợ rút vốn.

Những vấn đề cần biết về sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Các trường hợp không được sở hữu chéo

Tuy việc sở hữu chéo tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh tế nhưng pháp luật Việt Nam hiện hành chưa cấm hoàn toàn sở hữu chéo mà chỉ hạn chế tình trạng này do các doanh nghiệp sẽ sở hữu cổ phần của nhau thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán.

Việc sở hữu chéo sẽ bị cấm trong hai trường hợp sau đây:

– Các công ty con của cùng một công ty mẹ bị cấm sở hữu chéo lẫn nhau;

– Công ty con bị cấm sở hữu ngược trở lại công ty mẹ.

Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó

 

Xử phạt hành vi sở hữu chéo

Doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính nếu để xảy ra tình trạng sở hữu chéo theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, cụ thể là sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;

– Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;

– Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

( Luatvietnam)

 Tags: dich vu ke toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

dich vu thanh lap cong ty tai binh duong banner2
dich vu thanh lap cong ty tai binh duong banner1
Hotline: 0918.547.579
Chat Facebook
Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây