Posted in: Thành lập công ty tại Bình Dương on: April 14
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin
Về tên công ty, tên công ty hiện nay không được trùng trong phạm vi toàn quốc.
Về trụ sở chính của công ty, hiện nay trụ sở của công ty không được đặt tại nhà tập thể, nhà chung cư.
Về ngành nghề kinh doanh của công ty, Tránh trường hợp sau khi thành lập công ty xong doanh nghiệp lại phải bổ sung ngành nghề vì chưa được tư vấn chi tiết, cụ thể, bao quát.
Về vốn điều lệ công ty, hạn chế mức chịu trách nhiệm của chủ đầu tư, mức thuế môn bài phù hợp, đảm bảo đủ điều kiện cho công ty tham gia ký kết hợp đồng, đấu thầu dự án,…
Về người đại diện theo pháp luật của công ty, tư vấn giúp công ty lựa chọn chức danh, số lượng người đại diện theo pháp luật phù hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Bước 2: Chuẩn bị thông tin và chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước, hộ chiếu)
công ty chỉ cần chuẩn bị duy nhất chứng minh thư nhân dân (bản công chứng) của các thành viên, cổ đông sáng lập
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong thời gian từ 03-05 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng chuyển hồ sơ có đủ chữ ký của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đến bước này công ty đã bắt đầu hoạt động được. Doanh nghiệp đã có thể nhân danh công ty thực hiện chức năng kinh doanh của mình.
Bước 4: Khắc con dấu và công bố mẫu dấu
Trong vòng 01-03 ngày làm việc Luật Việt An hoàn thành thủ tục khắc dấu tròn cho công ty và đăng bố cáo mẫu dấu công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Kê khai và nộp thuế môn bài.
Nộp thuế môn bài trong các năm hoạt động: Trước ngày 31/01 hàng năm. Nếu năm trước doanh nghiệp có thay đổi về vốn làm thay đổi mức đóng thuế môn bài phải nộp tờ khai thuế môn bài trước ngày 31/12 năm có sự thay đổi vốn.
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp
Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp. Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc cảu doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
2. Dự thảo Điều lệ công ty
3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên, Danh sách cổ đông đối với công ty Cổ phần
4. Chuẩn bị giấy tờ của thành viên/cổ đông như sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao công chứng không quá 03 tháng của Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao công chứng quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo mẫu quy định
2. Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc căn cước công dân không quá 03 tháng.
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Phí 850.000 đồng là khoản tiền mà khách hàng bắt buộc cần phải có, để nộp cho nhà nước, được cấp các loại giấy tờ quan trọng, được pháp luật công nhận:
1. Báo cáo thuế GTGT hàng tháng hoặc theo Quý tuỳ mô hình DN
2. Lập sổ sách Kế toán của Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định Luật kế toán
3. Đăng ký lao động, đăng ký thang lương, mua bảo hiểm xã hội. Sau 3 tháng kể từ ngày thành lập doanh nghiệp
4. Nộp tờ khai thuế TNCN hàng tháng/quý khi có phát sinh nộp thuế
5. Nộp tờ khai thuế TNDN hàng quý khi có phát sinh nộp thuế
6. Hàng năm nộp báo cáo tài chính đăng ký kinh doanh cho Thuế và phòng thống kê.
7. Nộp quyết toán thuế TNCN cho chi cục thuế.
8. Nộp quyết toán thuế TNDN cuối năm cho chi cục thuế.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – —
Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – —
CHÚNG TÔI CÓ MÓN QUÀ GIÁ TRỊ TẶNG THÊM CHO BẠN!
BỘ TÀI LIỆU DÀNH CHO CHỦ DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH:
(Giúp Bạn phát triển kinh doanh hiệu quả hơn!) gồm:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn